5 SỰ CỐ CÓ THỂ GẶP KHI NIỀNG RĂNG MẮC CÀI VÀ CÁCH XỬ LÝ

✨ Niềng răng là phương pháp khắc phục tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh sai lệch khớp cắn an toàn, hiệu quả. Bảo tồn răng thật 100%, giúp thay đổi diện mạo khuôn răng của các bạn tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng mắc cài để có một nụ cười đẹp, các bạn có thể gặp một số vấn đề về răng miệng. Trong bài viết ngày hôm nay, Nha Khoa Việt Đức sẽ chỉ ra 5 sự cố phổ biến nhất mà các bạn có thể gặp phải khi đeo niềng răng mắc cài cũng như những phương pháp để khắc phục các sự cố này. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Cách xử lý các sự cố khi niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài có cấu tạo gồm nhiều phần liên kết với nhau khá phức tạp. Vì thế trong quá trình tác động lực di chuyển sắp xếp răng sẽ gây ra rất nhiều sự cố.

1. Dây cung bị tuột

⚡ Sau khi gắn mắc cài vào các chân răng thật chắc chắn. Các Bác sĩ sẽ đặt thêm một sợi dây cung vào trong rãnh giữa những chiếc mắc cài. Tiếp đến sẽ dùng dây thun để cố định thêm. Tuy nhiên trong trường hợp các bạn sử dụng mắc cài thường thì sợi dây cung này bị tuột ra khỏi các rãnh mắc cài vì không có chốt tự động chắc chắn.

Dây cung bị tuột

? Cách xử lý: Khi dây cung bị tuột, các bạn có thể dùng tay hoặc nhíp để đẩy dây cung trở lại vào các rãnh của mắc cài. Tuy nhiên, nếu dây cung bị tuột do bị mất dây thun trong trường hợp mắc cài thường và dây cung bị tuột do gãy chốt tự đóng ở mắc cài tự động. Sau khi đưa mắc dây cung về vị trí cũ thì các bạn cần đến nơi đã niềng răng để sửa lại chốt tự đóng hoặc thêm dây thun đã bị mất vào.

2. Dây cung đâm vào má

⚡ Trong thời gian răng di chuyển thì đầu cuối dây cung ở bên trong cùng bị thừa ra có thể bị đâm vào má, miệng của bạn. Gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt của các bạn.

Dây cung đâm vào má

? Cách xử lý: Khi gặp tình huống này các bạn cần phải xử lý ngay. Các bạn có thể dùng nhíp đã được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó đẩy dây cung sao cho vào rãnh của mắc cài. Trong trường hợp dây cung thừa quá dài. Các bạn có thể cắt bớt bằng cách lấy gạc phủ xung quanh khu vực cần cắt để tránh nuốt phải đoạn dây cần cắt. Sau đó, các bạn có thể dùng kìm cắt móng tay đã khử trùng để cắt đoạn dây thừa đó. Cuối cùng các bạn nên bôi một ít sáp chỉnh nha vào phần đầu mới vừa cắt. Nếu không thể cải thiện được tình hình trên. Các bạn nên đến các cơ sở nha khoa đã niềng răng để khắc phục sớm tình trạng trên.

3. Bung tuột mắc cài

⚡ Bung tuột mắc cài là một tình huống khá phổ biến trong các ca chỉnh nha. Có thể do thói quen chải răng quá mạnh, sử dụng thực phẩm quá dai, cứng. Hoặc mắc cài kém chất lượng cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng bung tuột mắc cài xảy ra.

Việc bung tuột mắc cài gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình di chuyển của răng. Do đó, khi mắc cài bị tuột, các bạn nên xử lý nhanh. Tránh gây ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng.

Bung tuột mắc cài

? Cách xử lý: Việc bạn cần làm ngay khi tình trạng mắc cài bị tuột là cần đến các cơ sở nha khoa niềng răng tái khám để các bác sĩ gắn mắc cài. Đồng thời, điều chỉnh lực phù hợp để hạn chế ảnh hưởng xấu đến quá trình dịch chuyển răng.

4. Thức ăn bị giắt vào mắc cài

⚡ Trong thời gian mang mắc cài, ít nhiều chúng ra sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Nếu như không vệ sinh kỹ, thì ở những góc kẹt, khe hở sẽ dễ dính thức ăn thừa. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Mắc cài bị giắt thức ăn

? Cách xử lý: Giải pháp trong trường hợp này là các bạn nên vệ sinh, chải răng 3 lần/ ngày sau ăn. Sử dụng một số bàn chải chuyên dụng khi niềng răng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước. Để có thể loại bỏ hết các thức ăn thừa cùng các mảng bám trên răng.

5. Hôi miệng

⚡ Dịch vụ niềng răng ngày nay rất hiện đại và đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của mọi người. Tuy nhiên, trong thời gian niềng răng nhiều người không quan tâm chăm sóc răng miệng cẩn thận. Dẫn đến bệnh hôi miệng khi niềng răng làm cản trở sự giao tiếp hàng ngày.

Hôi miệng khi niềng răng

? Cách xử lý: Khi gặp tình trạng hôi miệng trong quá trình niềng răng. Các bạn nên có chế độ vệ sinh răng miệng thật hợp lý để tránh hơi thở có mùi. Các bạn hãy trang bị cho mình 1 bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng chuyên dụng. Có thể giúp các bạn làm sạch khoang miệng ở bất cứ đâu. Các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho niềng răng có thể kể đến như: Bàn chải kẽ, bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải lưỡi và nước súc miệng. Ngoài ra các bạn cần phải bổ sung lượng nước thường xuyên nhằm giữ độ ẩm cho khoang miệng. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như là hạn chế các loại đồ uống sậm màu như cà phê và trà.

Kết luận

? Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ ăn uống phù hợp. Các bạn cũng cần tuân thủ đúng lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ. Việc thăm khám định kỳ khi niềng răng sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ tình trạng răng miệng và xử lý các sự cố kịp thời cho các bạn. 

? Trên đây là những sự cố không mong muốn mà các bạn có thể gặp phải trong quá trình niềng răng mắc cài. Với những chia sẻ trên đây của Nha Khoa Việt Đức, các bạn có thể tự xử lý trước khi đến gặp các bác sĩ để khắc phục những sự cố trên một cách hoàn chỉnh.

? Nếu các bạn đang có nhu cầu chỉnh nha niềng răng hoặc có những thắc mắc về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Các bạn hãy liên hệ ngay đến Nha Khoa Việt Đức để đặt lịch khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

NHA KHOA VIỆT ĐỨC – VÌ NỤ CƯỜI RẠNG RỠ CỦA BẠN

? Đội ngũ Bác sĩ 100% nhiều năm kinh nghiệm – được đào tạo chuyên sâu về nha khoa.

? Địa chỉ: Cơ sở 1: 92A Yên Bái – Hải Châu và Cơ sở 2: 150 Ông Ích Đường – Cẩm Lệ

? Liên hệ: 0905 826 526

? Website: https://nhakhoavietducdn.com

? Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavietducdn

? Kênh Youtube: Nha Khoa Việt Đức

 

Nha Khoa Việt Đức

Ứng dụng các công nghệ nha khoa tiêu chuẩn Đức và Châu Âu, hệ thống Nha khoa Việt Đức mong muốn mang đến nụ cười rạng rỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng trên toàn quốc nói chung và khách hàng khu vực Đà Nẵng nói riêng.

  Tin tức
Loading...